Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Thực đơn đủ calo cho trẻ từ 10 -12 tháng tuổi

Món cháo gà nấm rơm chứa 219 kcal, cháo óc heo nấu với đậu hà lan đảm bảo 229 kcal, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ 10-12 tháng tuổi, theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt.


Đọc thêm

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Thực đơn giảm cân, sau 7 ngày giảm 8 cân

General Motor Diet là phương pháp giảm cân nhanh trong 7 ngày với chế độ ăn đa phần là rau xanh và trái cây. Nếu tuân thủ tuyệt đối, bạn có thể giảm 4-8 kg/tuần. 




General Motor Diet (GM) là chế độ giảm xuất phát từ Mỹ, sau đó được các chuyên gia dinh dưỡng kiểm nghiệm và triển khai rộng rãi trên toàn thế giới. GM dựa trên nguyên tắc cung cấp lượng calo thấp hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể, từ đó, đốt cháy lượng mỡ dư thừa, giúp giảm cân. 


Trong ngày đầu tiên của chế độ GM (bạn có thể bắt đầu từ thứ 2 hoặc bất cứ ngày nào trong tuần) bạn sẽ chỉ ăn toàn trái cây mà không tiêu thụ thêm bất cứ loại thực phẩm nào khác. Tất cả các loại trái cây ngoại trừ chuối đều được chấp nhận. Tác dụng của chúng là vừa cung cấp calo vừa bổ sung vitamin, giúp cơ thể không cảm thấy mệt mỏi. 

Bạn có thể kết hợp uống nước ép trái cây nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, hoa quả tươi sẽ tốt hơn bởi người ăn có thể tận thu được lượng chất xơ quý báu cho cơ thể. Ngoài ra, khi thực hiện chế độ này, bạn không được quên uống 8-10 ly nước lọc trong ngày.


Thực đơn của ngày thứ 2 thực hiện giảm cân là rau. Bạn có thể ăn mọi loại rau, củ trong ngày này, không giới hạn số lượng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bí đao, bông cải xanh, rau diếp, bắp cải, dưa chuột, cà rốt và đậu là những loại rau củ dễ tiêu hóa nhất. 

Để đạt hiệu quả, bạn chỉ nên ăn các món rau luộc, nộm, salad (không dùng sốt mayonnaise). Rau xanh sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải trừ độc tố đồng thời giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bạn sẽ phải uống 8-10 ly nước trong ngày mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngày thứ 3, bạn có thể ăn kết hợp trái cây và rau củ. Ngoại trừ chuối và khoai tây, bạn có thể ăn thỏa thích mọi loại rau củ và trái cây mà mình muốn. 

Bạn có thể ăn theo các loại rau quả được gợi ý trên đây với số lượng không hạn chế. Trong ngày này, bạn sẽ cảm thấy đói nhiều hơn hai ngày đầu tiên, nhưng tuyệt đối không ăn thêm bất cứ thực phẩm nào khác. Bạn hãy bổ sung nước để giúp xua tan cơn đói.


Thực đơn của ngày thứ 4 là chuối và sữa. Trong ngày, bạn sẽ chỉ được ăn tổng cộng 8 quả chuối và uống 3 ly sữa không đường. Hãy phân bổ hợp lý để cơ thể không cảm thấy đói và mệt mỏi. Chuối và sữa sẽ giúp bù đắp lượng kali và natri thiếu hụt trong 3 ngày trước đó. 


Ngày thứ 5, bạn được phép ăn cơm sau 4 ngày buộc phải nhịn. Lưu ý, bạn chỉ được ăn một bát cơm duy nhất vào bữa trưa. Ngoài ra, bạn có thể ăn 6 -7 quả cà chua trong cả ngày. Thực đơn này giúp tăng cường axit uric trong cơ thể. Bạn cũng không được quên uống 10-12 ly nước lọc trong ngày.


Trong ngày thứ 6, bạn sẽ được ăn 2 bát cơm vào bữa trưa và chiều. Còn lại bạn có thể ăn rau không giới hạn trong cả ngày. Các loại rau xanh lá được khuyến khích ăn nhiều. Ngoài ra, 8-12 ly nước lọc sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn. 

Ngày cuối cùng của chế độ ăn General Motor Diet, bạn sẽ được ăn một bát cơm vào bữa trưa. Trong ngày, bạn có thể bổ sung năng lượng bằng rau và nước ép trái cây tùy thích. 


Theo bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), giảm cân là quá trình rèn luyện bền bỉ bao gồm việc giảm chế độ ăn một cách từ từ, nhẹ nhàng kết hợp vận động hợp lý, khoa học. 

Nếu ép cân quá nhanh trong thời gian quá ngắn, cơ thể bị xáo trộn, không kịp thích nghi, trở nên yếu ớt, chóng mặt, vã mồ hôi, đặc biệt nguy hiểm với những người tiềm ẩn bệnh. 

Với cách giảm cân này, bác sĩ Vi khuyên tất cả mọi người nên tăng cường ăn trái cây và rau xanh - hai nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất quý báu cho cơ thể. Chúng cũng rất tốt trong việc giảm béo.
Đọc thêm

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Tác hại của Stress và cách đánh bay Stress

Stress ngày càng tác động lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của con người. Bạn đã biết cách nào để đánh bay stress, loại bỏ stress. Hãy cùng tham khảo nhé?


Đọc thêm

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

8 thực phẩm bà bầu nên ăn đẻ con thông minh

Sự thiếu hụt các chất như axit folit, vitamin D, sắt... trong thai kỳ có thể khiến trẻ sinh ra có bộ não yếu kèm theo các vấn đề về hành vi. Do đó thai phụ nên ăn cá, trứng, cải bó xôi, sữa chua... để con thông minh. 

Những gì mẹ ăn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể lẫn sự phát triển tâm trí của trẻ. Có nhiều loại thực phẩm giúp tăng cường trí tuệ cho con bạn. Không chỉ trong thai kỳ, hãy bắt đầu ăn những thực phẩm này ngay khi bạn quyết định mang bầu. 

Dưới đây là những thực phẩm người mẹ nên ăn để trẻ thông minh hơn:









Đọc thêm

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

[infographic] - Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Nắng nóng làm da dễ bị tổn thương, bảo vệ da không chỉ giúp chống cháy nắng, sạm da, nám da... mà còn có thể ngăn ung thư da. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia giúp bảo vệ da:


Đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Phương pháp phẫu thuật đem lại hiệu quả điều trị đau nửa đầu

Nghiên cứu trên tạp chí Plastic and Reconstructive Surgery cho thấy rằng: Đau nửa đầu liên quan đến sự khiếm khuyết của lớp ngăn cách xung quanh các sợi thần kinh.

Một nghiên cứu mới cho thấy những thay đổi cấp tế bào trong cấu trúc và chức năng thần kinh có thể khiến gia tăng những cơn đau nửa đầu. Báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Plastic and Reconstructive Surgery® vào tháng 11, đây là tạp chí y khoa chính thức của Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ (ASPS).




Theo nghiên cứu của tiến sĩ Bahman Guyuron, một thành viên của hiệp hội ASPS, đến từ Đại học Case Western Reserve, Cleveland: “Mẫu dây thần kinh của các bệnh nhân đau nửa đầu cho thấy sự bất thường của vỏ bao myelin có chức năng ngăn cách quanh các sợi thần kinh ". Những phát hiện này giúp giải thích tại sao phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân đau nửa đầu và có thể cung cấp thông tin hữu ích cho việc phát triển các phương pháp mới để điều trị chứng đau nửa đầu. 

Sợi thần kinh bất thường ở bệnh nhân đau nửa đầu

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu trên các mẫu dây thần kinh sinh ba (một trong những dây thần kinh ở sọ) từ 15 bệnh nhân đã được phẫu thuật điều trị chứng đau nửa đầu. Các nghiên cứu được thực hiện thông qua sự kết hợp của ba phương pháp độc lập tại Trường Y khoa Case Western Reserve, bao gồm dùng kính hiển vi điện tử để đánh giá cấu trúc tế bào thần kinh và phân tích protein để đánh giá sự hiện diện, chức năng của protein.

Kết quả cho thấy những khác biệt quan trọng trong cấu trúc thần kinh giữa bệnh nhân đau nửa đầu và bệnh nhân đã phẫu thuật thẩm mỹ. Tiến sĩ Guyuron nói: "Về cơ bản, ở bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu, các lớp bảo vệ xung quanh giúp ngăn cách các dây thần kinh bình thường, được gọi là myelin, đã bị mất hoặc bị khiếm khuyết" Ông so sánh vỏ myelin với lớp phủ nhựa được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt xung quanh dây điện và cáp điện.

Tiến sĩ Guyuron nói: "Nếu vỏ bọc đó bị nứt hoặc hỏng do điều kiện trong môi trường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng để thực hiện chức năng bình thường của dây cáp. Tương tự nếu lớp vỏ bao myelin bị khiếm khuyết có thể làm cho các dây thần kinh dễ bị kích ứng bởi các cấu trúc khác quanh chúng, chẳng hạn như cơ bắp và mạch máu, nên xuất hiện những cơn đau nửa đầu."

Tổ chức các yếu tố tế bào trong sợi thần kinh cũng khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu. Dây thần kinh của những người khỏe mạnh tổ chức chặt chẽ các yếu tố và phân bố đều qua các dây thần kinh, còn dây thần kinh của bệnh nhân đau nửa đầu cho thấy các yếu tố phân bố không liên tục, có sự phân bố "chắp vá".

Tại sao phương pháp phẫu thuật có thể hiệu quả đối với bệnh đau nửa đầu?

Tiến sĩ Guyuron đã nghiên cứu phát triển các kỹ thuật phẫu thuật đau nửa đầu sau khi nhận thấy rằng một số bệnh nhân đau nửa đầu đã đỡ đau đầu hơn sau khi phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa trán. Phẫu thuật này thực hiện liên quan đến loại bỏ một số cơ bắp và các mô xung quanh mạch các dây thần kinh sọ não.

Nghiên cứu mới này cũng đưa ra một số thông tin mới quan trọng về cơ chế mà các cơn đau nửa đầu xảy ra; cho biết thêm những bằng chứng mới rằng các dây thần kinh ngoại vi đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các tầng phức hợp của các cuộc tấn công đau nửa đầu mà cuối cùng liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Bằng cách đưa ra các thay đổi bệnh lý của dây thần kinh sọ não tham gia gây đau nửa đầu, nghiên cứu có thể giúp giải thích tại sao phương pháp phẫu thuật đau nửa đầu sẽ đem lại hiệu quả.

Tiến sĩ Guyuron và các đồng tác giả viết: "Những phát hiện này cũng có thể dẫn đến những cơ hội khác để điều trị bệnh nhân bị đau nửa đầu không xâm lấn, hoặc dùng quy trình ít xâm lấn, sửa chữa các khiếm khuyết vỏ bao myelin quanh dây thần kinh, tăng cường bảo vệ bổ sung cho các dây thần kinh."

Phát hiện mới về các bất thường tế bào thần kinh liên quan với chứng đau nửa đầu cũng được thảo luận trên video giới thiệu bởi Tiến sĩ Rod J. Rohrich, Editor-in-Chief, trên website Plastic and Reconstructive Surgery. Bác sĩ Rohrich kết luận: "Đây là phương pháp nghiên cứu cắt lớp, là cách mà bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ vẫn không ngừng cố gắng để cải thiện kết quả cho bệnh nhân".


Hoài Thanh
Medical News Magazine 
Đọc thêm

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh, căn bệnh quái ác

Đây là căn bệnh quái ác, khi trẻ mắc bệnh này sẽ tử vong khi bú sữa mẹ. Cứ trong 2.000 trường hợp trẻ chào đời thì có 1 ca mắc phải. Bệnh cần được phải hiện sớm để có thể tìm biện pháp ngăn chặn biến chứng. 

TS.BS. Vũ Tề Đăng (Phó khoa Sơ sinh BV. Phụ sản Từ Dũ) cho biết, hàng năm BV. Từ Dũ tiếp nhận khoảng 50 - 60 ca trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS). 

Những ca bệnh đau lòng



Mới đây, tại BV. Từ Dũ, chị H. sinh một bé trai khỏe mạnh. Khoảng 3 ngày sau khi bú sữa mẹ, bé bắt đầu bỏ bú và lừ đừ, được chuyển đến khu chăm sóc đặc biệt của khoa Sơ sinh nhưng yếu dần và tử vong. Qua xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị chứng RLCHBS.

Chị H. từng sinh con ở Quy Nhơn nhưng đứa con bị tử vong, với chẩn đoán lúc đó là nhiễm trùng sơ sinh. Mang thai bé thứ hai, chi quyết định vào BV.Từ Dũ nhưng không ngờ con mình bị RLCHBS.

Trường hợp tương tự là một sản phụ ở Quảng Bình lần lượt sinh 4 đứa con nhưng đều tử vong không rõ nguyên nhân. Đầu tiên chị sinh con ở trạm y tế xã và đứa bé tử vong chỉ vài ngày sau đó. Lần hai, chị đến bệnh viện tỉnh, rồi lần ba đến bệnh viện Trung ương Huế, lần bốn ra BV. Phụ sản Trung ương. Mặc dù tại BV. Phụ sản Trung ương, con của chị đã được xác định bệnh RLCHBS và đã được chăm sóc đặc biệt nhưng cũng tử vong chỉ sau 14 ngày. Mang thai lần thứ năm, chị vào BV. Từ Dũ để sinh.

TS.BS. Vũ Tề Đăng cho biết: “Khi nhập viện, sản phụ này được theo dõi thai ngay và bé sinh ra được cách ly và can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, không được bú sữa mẹ”. BV. Từ Dũ cũng lấy mẫu máu gót chân của bé gửi sang nước ngoài xét nghiệm. Kết quả, cơ thể bé bị rối loạn chuyển hóa với một loại đường có trong sữa mẹ (galactose).

Tại sao mắc bệnh?

Bệnh RLCHBS là do bất thường về gen khiến cơ thể không tổng hợp được các enzym có chức năng chuyển hóa. Bệnh có 3 nhóm chính, gồm rối loạn chuyển hóa đường, đạm và chất béo. Từ 3 nhóm này, rối loạn chuyển hóa phát sinh hơn 100 bệnh khác nhau. Bác sĩ Đăng cho biết: “Khi bé còn nằm trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng mà bé tiếp nhận đều đã được cơ thể mẹ chuyển hóa thay. Do đó bé bình an vô sự. Nhưng khi chào đời và bú sữa, trẻ có bệnh sẽ gặp rắc rối vì các chất này không được chuyển hóa mà ứ lại. Ở thể nặng, bệnh khiến trẻ tử vong ngay sau sinh. Thể nhẹ, bé có thể kém phát triển tâm thần vận động”.

Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào chất cơ thể không chuyển hóa được. Nếu trẻ bị rối loạn chuyển hóa với chất đạm thì sau khi bú mẹ sẽ bị ngộ độc thần kinh trung ương, hôn mê; với chất béo, về sau sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo màng tế bào thần kinh…

Bệnh có thể phòng ngừa?

Trẻ lúc trong bào thai và lúc sinh ra hầu như không có biểu hiện gì. Điều này gây khó khăn cho chẩn đoán. Triệu chứng chỉ xuất hiện sau vài cữ bú sữa mẹ hoặc bú bình với những biểu hiện thường thấy là lừ đừ, bỏ bú, nôn ói, bụng phình, nước tiểu và mồ hôi có mùi hôi bất thường. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ lơ mơ, hôn mê hoặc gồng giật.

Bác sĩ Đăng cho hay, hiện không thể can thiệp vào gen để chữa bệnh nên điều trị bằng cách xác định trẻ bị rối loạn chuyển hóa chất nào thì loại chất ấy từ thực phẩm hoặc dùng các chất thay thế. Cũng có thể dùng các loại thuốc có khả năng sản xuất enzym vốn mang chức năng chuyển hóa. Trẻ dễ mắc bệnh khi cả bố và mẹ là những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa tiềm ẩn. Tuy nhiên, xác định bố mẹ có mắc bệnh chứng này không thì không đơn giản.

TS. BS. Vũ Tề Đăng khuyên: “Khi sinh bé đầu mà trẻ tử vong với dấu hiệu do RLCHBS, sản phụ nên đến bệnh viện tuyến trên để sinh và cảnh báo rõ với bác sĩ để cách ly sữa cho đứa trẻ mới sinh ngay”. Ở đây cho thấy, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là cần thiết. Trong đó, việc xét nghiệm di truyền, làm nhiễm sắc thể đồ để nhận biết bố hay mẹ tương lai có chứng rối loạn chuyển hóa là quan trọng, để giúp sinh đứa con khỏe mạnh không mắc chứng bệnh quái ác này.

Hiện khoa Di truyền BV. Từ Dũ đã làm được xét nghiệm này. Theo BS Đăng, đây là vấn đề cần được Chính phủ và toàn xã hội quan tâm, người dân cũng nên biết để có thể đi làm xét nghiệm, các nước tiên tiến trên thế giới đã phổ biến việc này từ lâu. Bởi, tỉ lệ trẻ bị chứng RLCHBS là lớn.

Được biết, liên quan đến căn bệnh này, hiện có Dự án “Nâng cao nhận thức về chẩn đoán và điều trị một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh giai đoạn 2014-2018” do Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y Tế, Bệnh viện Nhi Trung ương với sự hỗ trợ hợp tác của công ty Mead Johnson Việt Nam thực hiện. Trong năm 2014, Dự án đã tập huấn cho hàng trăm bác sĩ từ các bệnh viện trong khắp cả nước, và cứu sống 32 trẻ mắc bệnh.

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương: “Điều đáng lo ngại nhất của bệnh là việc chẩn đoán trong giai đoạn thai kì và khi chào đời gần như không thể. Trẻ sinh ra không có biểu hiện gì cho đến khi bắt đầu tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Điều này là nguyên nhân khiến bệnh được phát hiện muộn và hầu hết đều không thể được cứu sống.

Vì vậy, tôi mong muốn dự án được nhân rộng trên phạm vi cả nước nhằm giúp cho các em mắc phải chứng RLCHBS được chẩn đoán và điều trị sớm”. Còn Bà Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, chia sẻ: “Dự án này thể hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sống của trẻ em Việt Nam, ngành Y tế Việt Nam đồng thời mang ý nghĩa xã hội, nhân văn cao cả”.
Đọc thêm